Hân hạnh giới thiệu đến các bạn bộ cấu hình máy tính dành cho sinh viên với giá từ 7 – 8 triệu vnd!

Thực tế là chỉ với số tiền khoảng từ 7-8 triệu đồng, các bạn hoàn toàn có thể sắm được một laptop cho riêng mình .Laptop có ưu điểm là thuận tiện cho việc di chuyển , còn máy bàn tuy rằng không di chuyển nhưng lại có hiệu năng làm việc mạnh hơn nhiều so với laptop có cùng Dual Core. Vậy thì hãy theo như mục đích của bản thân mà đưa ra lựa chọn bạn

Những điều mà bạn nên biết:
– Càng ngày chúng ta dễ thấy rằng nhu cầu sử dụng máy tính phục vụ cho công việc học tập của các bạn sinh viên càng tăng cao . Thực tế thì ta căn cứ theo mục đích sử dụng cũng như khả năng tài chính của từng người mà chi phí cho một bộ máy tính để bàn có thể rơi vào khoảng từ 5 đến 15 triệu đồng.Trường Thành sẽ đư ra những gợi ý cho các bạn để tư vấn cách chọn lựa lắp một bộ máy tính bàn phù hợp với những nhu cầu căn bản trong khoảng giá 7-8 triệu đồng.
Một bộ máy tính để bàn đầy đủ sẽ bao gồm mainboard, RAM, CPU, bộ ổ cứng HDD, vỏ máy (CASE), nguồn (PSU) , card đồ họa GPU (tùy theo nhu cầu) và màn hình hiển thị. Ngoài CASE và card đồ họa GPU ra thì tất cả các linh kiện còn lại đều rất cần thiết, máy sẽ ko thể hoạt động được nếu thiếu bất kỳ một thứ nào. Các linh kiện quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động của máy chính là RAM, CPU và HDD.

 

“Ráp” 1 chiếc máy tính phù hợp với sinh viên nhất
1. CPU:

Cấu hình máy tính từ 7-8 triệu vnd

 

Hiện nay trên thị trường máy tính đang có cạnh tranh rất lớn với các dòng CPU i5, i7 thế hệ 4 vô cùng mạnh, thế nhưng CPU Dual Core là đã đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản như duyệt web, làm bài thuyết trình, soạn thảo văn bản, , nghe nhạc, xem phim,. Bạn có thể chọn lựa CPU Intel G3420 Haswell (thế hệ thứ bốn), có tốc độ xử lý dual core 3.2GHz với giá là 1.435.000 đồng(giá manh tính chất tham khảo ). Hay nếu muốn tiết kiệm hơn nữa , bạn có thể chọn lựa CPU Intel Pentium G3220 Haswell với tốc độ thấp hơn – 3.0GHz, giá rơi vào khoảng 1,2 triệu đồng.

2 RAM:

Corsair Dominator

Corsair Dominator thông số 4GB – DDR3 – Bus 1600, có giá là 1,3 triệu đồng. Nếu bạn không thích Corsair, thì cũng có thể chọn lựa các loại RAM thông số 4GB nhưng của các hãng khác như Crucial,Kingston.

3 Ổ cứng (HDD):

Western Digital Blue

Western Digital Blue thông số 1TB – 7200 vòng/phút – SATA3 – 1.270.000 đồng. Vào khoảng thời gian trước đây thì người ta hay có xu hướng chọn ổ cứng 160GB hoặc 500GB để giảm chi phí, nhưng đến thời điểm hiện nay thì công nghệ thông tin phất triển vô cùng mạnh khiến giá thành ổ cứng cứ ngày càng giảm đi. Hầu như ổ cứng 160GB đã ngừng sản xuất sản phẩm mới , còn về ổ cứng 500GB và 1TB thì có giá ko chênh lệch nhau nhiều lắm (HDD 1TB chỉ cao hơn HDD 500GB khoảng 100.000 đồng).

4 Mainboard:

Mainboard có rất nhiều loại với giá rơi vào khoảng từ 1 – hơn 11 triệu đồng. Với dòng máy tính phổ thông ,bạn có thể chọn lựa mainboard với mức giá thấp nhất, chỉ hơn 1 triệu đồng là đã đủ để sử dụng. Ví dụ như mainboard Asus H61M-E có giá 1.250.000 đồng hay mainboard Gigabyte H61M-DS2 có giá là 1.270.000 đồng hay , cả hai loại này đều được bảo hành chính hãng 36 tháng.
5 Bộ nguồn PSU: FSP Saga 450,giá 700.000 đồng hoặc Cooler Master Elite Power 350W có giá 480.000 đồng hoặc. Cả hai loại này đều có chất lượng tốt và độ bền khá cao, tuy nhiên nguồn Cooler Master là lựa chọn hợp lý nhất nếu bạn không có nhu cầu sử dụng máy tính quá nhiều (trên 10 giờ/ngày)

6 Case:

case máy tính

hầu như ở mọi cửa hàng máy tính đều bán Case, case thông thường sẽ có giá rơi vào khoảng từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Một case máy tính có giá 300.000 đồng là quá đủ cho nhu cầu sử dụng của bạn nếu bạn không quan tâm lắm đến vấn đề thời trang

7 Màn hình:

Cau-hinh-may-tinh-tu-7-8-trieu-vnd-5

Nói chung, chúng ta sử dụng khoảng từ 5,8 triệu đồng đến 6,3 triệu đồng cho các thành phần chính của máy nếu với cấu hình đề nghị như ở trên thì. Hơn nữa sẽ là phù hợp khả năng tài chính của các bạn học sinh, sinh viên với một chiếc màn hình máy tính mới 17-19 inches được bán với giá thường rơi vào khoảng từ 1,3 đến 2 triệu đồng.

Một số thay đổi dành cho những teen có những nhu cầu đặc biệt
Trên đây là những chọn lựa phổ biến nhất, đáp ứng khá ổn hầu hết tất cả các nhu cầu sử dụng căn bản như soạn thảo văn bản, nghe nhạc, lướt web, xem phim, … Thế nhưng , nếu có một nhu cầu đặc biệt thì bạn hoàn toàn có thể thay đổi bằng cách giảm bớt chi phí ở một vài linh kiện để tập trung đầu tư cho các linh kiện cần thiết hơn. Ví dụ như:

– Nếu bạn không có quá nhiều dữ liệu cần phải lưu trữ và đồng thời lại muốn tăng tốc hơn cho máy: Thì ổ cứng HDD ko hẳn đã là lựa chọn hoàn hảo nhất. Thay vào đó, bạn nên tham khảo lựa chọn ổ cứng thể rắn SSD (Solid State Drive). Ổ cứng SSD có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn rất nhiều so với ổ cứng HDD thông thường, thế nhưng vì giá thành sản xuất khá cao nên dung lượng của ổ cứng SSD thấp hơn khoảng 8 lần so với một ổ cứng HDD có cùng giá trị.
– Nếu bạn không có nhiều phần mềm chuyên dụng như lập trình, đồ họa thì bạn không nhất thiết phải lựa chọn cho máy tính của mình những 4GB RAM. Chỉ cần một thanh RAM 2GB (có giá : 485.000 đồng cho RAM Kingmax với thông số 2GB – Bus 1600), bạn đã có thể tiết kiệm được 800.000 đồng rồi.

Trên đây là bộ cấu hình máy tính dành cho sinh viên với giá chỉ từ 7 -8 triệu vnd. Bạn là sinh viên, bạn đang cần tìm một cấu hình máy tính. tôi nghĩ rằng đây là sự lựa chọn sáng suốt cho bạn, nếu bạn cần sửa máy tính tại nhà, hãy liên hệ với Trường Thành bạn nhé!